Kỹ Năng Giao Việc (đùn việc)
Rất nhiều các cấp quản lý và cả những startup sẽ gặp những vấn đề gần như nhau, trong đó có 1 vấn đề muôn thuở mà đa số ai cũng từng trải qua và thành thục, đó là kỹ năng ÔM VIỆC.
Tâm lý thường tình của việc không dám/ không muốn giao việc cho người khác là sợ không làm tốt, sợ bị mất lòng, sợ bị trễ hạn, mình tự làm tốt hơn,..
Tâm lý thường tình của việc không dám/ không muốn giao việc cho người khác là sợ không làm tốt, sợ bị mất lòng, sợ bị trễ hạn, mình tự làm tốt hơn,..
Mình không nhớ rõ ràng là đã đọc ở sách nào, nhưng từ cấp quản lý trở lên, gần như ai cũng có SỰ THÁO VÁT nhất định, đó chính là chìa khóa để hình thành nên kỹ năng bậc nhất của quản lý: kỹ năng giao việc.
Để có kỹ năng này, bản thân các bạn phải là người có tinh thần cầu tiến rất cao, vừa học, vừa hỏi, vừa làm, không tiếc công tiếc sức, xoắn tay áo vào làm những việc cho dù là việc vặt, nhỏ nhặt nhất, cho dù là phục vụ tận răng cho khách hàng, nhân viên. Sẽ không có 1 hệ thống nào có người nghiên cứu thị trường sẵn, lên kế hoạch sẵn, chạy ra Nam vào Bắc tìm đầu vào, đầu ra, training sẵn cho nhân viên, làm thị trường sẵn rồi cho bạn học quản lý ở đâu đó mà đưa vào ngồi làm quản lý cả.
Có nhiều nhân viên hàng ngày lên công ty, chờ giao việc, không nghĩ ra được cái để làm, làm xong việc thì đi tới đi lui cầm điện thoại ra vẻ bận rộn, thực ra là lướt web và chat chit, khi nói tại sao hay lên web,facebook mà không tập trung làm việc, các bạn nói là “ để bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ để làm việc tốt hơn ?!”. Facebook/web có 2 mặt, nhưng thường là các bạn xem các chương trình giải trí, đọc các thông tin xã hội , mua sắm giảm giá,…
Có nhiều nhân viên hàng ngày lên công ty, chờ giao việc, không nghĩ ra được cái để làm, làm xong việc thì đi tới đi lui cầm điện thoại ra vẻ bận rộn, thực ra là lướt web và chat chit, khi nói tại sao hay lên web,facebook mà không tập trung làm việc, các bạn nói là “ để bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ để làm việc tốt hơn ?!”. Facebook/web có 2 mặt, nhưng thường là các bạn xem các chương trình giải trí, đọc các thông tin xã hội , mua sắm giảm giá,…
Mình có quen với giám đốc 1 công ty dược, nhân viên kinh doanh lên tới hàng nghìn người, phủ khắp thị trường miền Nam. Sáng nào cũng vậy, cứ 6h là cô dậy, thể dục và vệ sinh cá nhân xong qua công ty, xem báo cáo, thị trường, rồi chuẩn bị abc cho đến 7h30 là bắt đầu sai nhân viên làm việc.
Gần như không ai có thể rảnh tay rảnh chân với cô, không dám đi trễ, không dám báo cáo láo, không ai dám làm vượt mặt, không dám lười biếng, vì những người như vậy đã được cho ra đi từ sớm. Nhân viên hồi trước ghét cô vô cùng, vì bắt làm nhiều quá, không có thời gian để nghỉ ngơi, để làm việc khác, cứ so với mấy đứa nhân viên công ty khác thì thấy bên kia lương bằng bên này mà sao sướng quá, đi làm cứ phây phây, nhơi nhơi, làm cho xong 1 ngày, xong 1 việc được giao là được, trong khi bên mình đi làm 1 ngày gần 12 giờ, ở ngoài đường cả ngày, chủ nhật cũng bắt đi họp.
Nhưng các nhân viên tích cực nhất của cô chỉ trong 3 – 4 năm hiện giờ đã là chủ doanh nghiệp, có công ty riêng, hệ thống riêng, làm đâu ra đó đàng hoàng, có vài người còn đang là đại lý, đối tác của cô, phát triển rất tốt. Họ thường qua nhà tặng quà vào các dịp lễ Tết, cám ơn cô rối rít, nhắc lại chuyện ngày xưa không nhờ cô “ hành”, thì không thể giỏi để phát triển nhanh như vậy được. Nhìn mấy đứa bạn đồng nghiệp sung sướng bên công ty kia bây giờ các bạn cũng đang sung sướng như vậy, mức lương như vậy.
Gần như không ai có thể rảnh tay rảnh chân với cô, không dám đi trễ, không dám báo cáo láo, không ai dám làm vượt mặt, không dám lười biếng, vì những người như vậy đã được cho ra đi từ sớm. Nhân viên hồi trước ghét cô vô cùng, vì bắt làm nhiều quá, không có thời gian để nghỉ ngơi, để làm việc khác, cứ so với mấy đứa nhân viên công ty khác thì thấy bên kia lương bằng bên này mà sao sướng quá, đi làm cứ phây phây, nhơi nhơi, làm cho xong 1 ngày, xong 1 việc được giao là được, trong khi bên mình đi làm 1 ngày gần 12 giờ, ở ngoài đường cả ngày, chủ nhật cũng bắt đi họp.
Nhưng các nhân viên tích cực nhất của cô chỉ trong 3 – 4 năm hiện giờ đã là chủ doanh nghiệp, có công ty riêng, hệ thống riêng, làm đâu ra đó đàng hoàng, có vài người còn đang là đại lý, đối tác của cô, phát triển rất tốt. Họ thường qua nhà tặng quà vào các dịp lễ Tết, cám ơn cô rối rít, nhắc lại chuyện ngày xưa không nhờ cô “ hành”, thì không thể giỏi để phát triển nhanh như vậy được. Nhìn mấy đứa bạn đồng nghiệp sung sướng bên công ty kia bây giờ các bạn cũng đang sung sướng như vậy, mức lương như vậy.
Giao việc khác với việc ép nhân viên làm 1 việc nào đó, xong rồi đưa deadline ra là xong. Càng nghĩ ra việc cho đông người làm thì càng giàu, đó là bí quyết của người làm chủ, làm quản lý. Muốn giao việc không khó cũng không dễ, phải có óc quan sát, phải biết sắp xếp công việc theo khả năng của từng người để người ta có hứng thú mà làm, lúc đó hiệu quả sẽ cao nhất.
Gần như ông chủ nào ban đầu cũng chỉ làm công thôi, nhưng do chăm chỉ nên tích lũy được ít tiền, có đầu óc và cầu tiến nên hình dung được toàn bộ hệ thống doanh nghiệp một cách chi tiết, biết là cần phải có những ai làm những việc gì, công việc đó có khó khăn gì, bao nhiêu lâu sẽ hoàn thành, chi phí là bao nhiêu. Sau đó mới mạnh dạn mở ra làm, nhỏ trước, lớn sau.
Đó mới là 1 start up thực sự, chứ không phải start up là chỉ đưa ra ý tưởng và mở miệng ra hỏi “ vốn đâu”. Vì từ khi làm nhân viên hoặc quản lý cấp thấp, nói cái gì các bạn cũng ngại làm, cái gì các bạn cũng xem là chuyện nhỏ, nhờ giúp việc gì các bạn cũng không thấy có lợi ích, nên không làm. Rồi còn nhiều hôm sáng ngủ dậy là không biết mình phải làm gì ngày hôm nay, không biết vào công ty được giao những việc gì để làm.
Đó mới là 1 start up thực sự, chứ không phải start up là chỉ đưa ra ý tưởng và mở miệng ra hỏi “ vốn đâu”. Vì từ khi làm nhân viên hoặc quản lý cấp thấp, nói cái gì các bạn cũng ngại làm, cái gì các bạn cũng xem là chuyện nhỏ, nhờ giúp việc gì các bạn cũng không thấy có lợi ích, nên không làm. Rồi còn nhiều hôm sáng ngủ dậy là không biết mình phải làm gì ngày hôm nay, không biết vào công ty được giao những việc gì để làm.
- Nếu không làm những việc nhỏ thì làm sao biết nó như thế nào để sau này giao việc cho đúng người? Làm sao hướng dẫn chi tiết cho nhân viên để họ làm cho tốt nhất? Làm sao giúp đỡ được nhân viên khi có khó khăn ?
- Nếu không toàn tâm toàn ý làm giúp cấp trên những việc được giao thì làm sao biết ở vị trí đó cần hoàn thành những việc gì?
- Nếu nghĩ không ra việc cho mình, không làm chủ được công việc cho mình thì làm chủ được ai?
- Nếu không toàn tâm toàn ý làm giúp cấp trên những việc được giao thì làm sao biết ở vị trí đó cần hoàn thành những việc gì?
- Nếu nghĩ không ra việc cho mình, không làm chủ được công việc cho mình thì làm chủ được ai?
- Đoàn Quốc Duyệt -
Nhận xét